Theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022, Dự án 7 'Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình' có bao nhiêu tiểu dự án?
Theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022, Dự án 7 'Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình' có bao nhiêu tiểu dự án?
Theo Tiểu mục 7 Mục 3 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.
- Đối tượng:
+ Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
[...]
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
- Mục tiêu:
+ Thiết lập quy trình, hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình;
+ Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.
- Đối tượng:
+ Cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
[...]
Như vậy, theo Quyết định 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, Dự án 7 Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình có 02 tiểu dự án.
Theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022, Dự án 7 'Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình' có bao nhiêu tiểu dự án? (Hình từ Internet)
Nội dung và vốn của Tiểu dự án 1 Dự án 7 Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình là gì?
Theo Tiểu mục 7 Mục 3 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định nội dung và vốn của Tiểu dự án 1 Dự án 7 Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình như sau:
- Nội dung:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn;
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 1.500 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.300 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 100 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
Nội dung và vốn của Tiểu dự án 2 Dự án 7 Giám sát, đánh giá là gì?
Theo Tiểu mục 7 Mục 3 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định nội dung và vốn của Tiểu dự án 2 Dự án 7 Giám sát, đánh giá như sau:
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng quy trình, chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất;
+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 890 tỷ đồng, Trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 690 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 100 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?