Kế hoạch dạy học có phải là giáo án không?
Kế hoạch dạy học có phải là giáo án không?
Tại Tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định về kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án) như sau:
II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
[...]
3. Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)
Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.
Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.
[...]
Như vậy, kế hoạch dạy học và giáo án là 2 khái niệm khác nhau.
Kế hoạch dạy học là một kế hoạch tổng thể, bao quát toàn bộ quá trình dạy học của một môn học trong một học kỳ hoặc một năm học.
Giáo án là kế hoạch chi tiết cho một bài học cụ thể.
Tóm lại, giáo án là một phần của kế hoạch dạy học. Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học; trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (giáo án) để tổ chức dạy học.
Kế hoạch dạy học có phải là giáo án không? (Hình từ Internet)
Mẫu kế hoạch dạy học theo Công văn 5512?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định về mẫu kế hoạch dạy học như sau:
Xem chi tiết mẫu kế hoạch dạy học theo Công văn 5512
Giáo viên có quyền và nghĩa vụ gì khi dạy học?
Tại Luật Giáo dục 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của giáo viên như sau:
Quyền của giáo viên (Điều 70 Luật Giáo dục 2019)
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của giáo viên (Điều 69 Luật Giáo dục 2019)
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Bên cạnh đó, đối với giáo viên, giảng viên thỉnh giảng thì sẽ có quyền và nghĩa cụ như sau:
- Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.
- Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.
- Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.