Mức lương hưu tháng 11/2024 theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP là bao nhiêu?
Mức lương hưu tháng 11/2024 theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định mức lương hưu hàng tháng được quy định như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
(1) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
(2) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
(3) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Ví dụ:
Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 10 triệu đồng, lương hưu nghỉ hưu tháng 11/2024 được tính như sau: - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính lương hưu là 35 năm. - Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: + 20 năm đầu tính bằng 45% + Từ năm thứ 21-35 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30% => Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45% + 30% = 75% Như vậy, tiền lương hưu hàng tháng của lao động nam này là: 75% x 10.000.000 = 7.500.000 đồng/tháng. |
Mức lương hưu tháng 11/2024 theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quy định về mức lương hưu hằng tháng của người lao động khi suy giảm khả năng lao động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức lương hưu hằng tháng của người lao động khi suy giảm khả năng lao động như sau:
Mức lương hưu hằng tháng khi suy giảm khả năng lao động = Mức lương hưu hằng tháng điều kiện bình thường - 2%/năm nghỉ hưu trước tuổi quy định |
Ví dụ:
Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau: - 15 năm đầu được tính bằng 45%; - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%; - 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5% - Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%); - Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%; Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. |
- Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.
- Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Lưu ý: Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Ví dụ:
Ví dụ 2: Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau: - 15 năm đầu được tính bằng 45%; - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%; - Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%; - Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4 x 2%+ 1% = 9%); Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%. Ví dụ 3: Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau: - 19 năm đầu được tính bằng 45%; - Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%; - Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%; - Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu; Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.” |
Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì tính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Ví dụ:
Ví dụ 1: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau: - Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm. - 16 năm đầu tính bằng 45%; - Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%; - Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%. - Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%; Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%. Ví dụ 2: Ông S nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2016 khi đủ 51 tuổi. Ông S có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông S được tính như sau: - Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông S là 27 năm 03 tháng, số tháng lẻ là 03 tháng được tính là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông S là 27,5 năm. - 15 năm đầu tính bằng 45%; - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27,5 là 12,5 năm, tính thêm: 12,5 x 2% = 25%; - Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 25% = 70%. - Ông S nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 8%; Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông S là 70% - 8% = 62%. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách các nước miễn thị thực song phương với Việt Nam cập nhật năm 2024?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hằng năm là ngày nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của giáo viên mới nhất?
- Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Thời điểm phải thực hiện đánh giá công chức là khi nào? Công chức được đánh giá theo các nội dung nào?