TP Hải Phòng có bao nhiêu quận huyện? TP Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại mấy?
TP Hải Phòng có bao nhiêu quận huyện?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 2 Mục 1 Quyết định 1412/QĐ-TTg năm 2020 có liệt kê 15 đơn vị hành chính trực thuộc TP Hải Phòng như sau:
I. TÊN, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi quy hoạch:
a) Phần lãnh thổ đất liền: Toàn bộ diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.561,76 km2 (theo Quyết định số 2908/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Ranh giới tọa độ địa lý từ 20o30’39” đến 21o01’15” vĩ độ Bắc và từ 106o23’39” đến 107o08’39” kinh độ Đông. Huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20o07’35” đến 20o08’36” Vĩ độ Bắc và từ 107o42’20” đến 107o44'15” Kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của thành phố Hải Phòng gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão , Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo); phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
[...]
Theo đó, tính đến tháng 10/2024, TP Hải Phòng có 7 quận (gồm: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh) và 8 huyện (gồm: An Dương, An Lão , Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo).
TP Hải Phòng có bao nhiêu quận huyện? TP Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại mấy? (Hình từ Internet)
TP Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại mấy?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
[...]
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công nhận TP Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1.
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc dưới đây:
- Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.
- Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ.
- Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực.
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện.
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác.
- Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?