Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào dưới đây?

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào? Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo như thế nào?

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào?

Quấn đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 60 độ 30 phút đến 12 độ 00 phút vĩ Bắc, 111 độ 00 phút đến 117 độ 20 phút kinh Đông, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn, san hô và bãi cát, cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận khoảng 203 hải lý;

Trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Tử Đông, Song Tử Tây… diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5km2. Tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông.

Quần đảo Trường Sa nằm ở Biển Đông, là chủ quyền của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây là phần lãnh thổ biển đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo đó, Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia như:

- Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa.

- Phía Đông giáp biển Philippines

- Phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia

- Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Thông tin trên: Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào? mang tính chất tham khảo

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào?

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào? (Hình từ Internet)

Quân nhân chuyên nghiệp trên quần đảo Trường Sa được nghỉ phép hằng năm thêm bao nhiêu ngày?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP quy định về nghỉ phép hằng năm như sau:

Điều 5. Nghỉ phép hằng năm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
b) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
[...]

Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép hằng năm như sau:

- Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;

- Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;

- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

Trong trường hợp Quân nhân chuyên nghiệp đóng quân trên quần đảo Trường Sa thì được nghỉ thêm 10 ngày.

Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chế độ pháp lý của đảo, quần đảo như sau:

[1] Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.

[2] Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy của các đảo, quần đảo

Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

[3] Chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải của các đảo, quần đảo

- Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

- Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

[4] Chế độ pháp lý đối với vùng tiếp giáp lãnh hải của các đảo, quần đảo

- Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

[5] Chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của các đảo, quần đảo

- Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không;

- Quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

- Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển theo quy định của pháp luật.

[6] Chế độ pháp lý đối với thềm lục địa của các đảo, quần đảo

- Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.

- Quyền chủ quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

- Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

- Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng công chức viên chức cấp huyện xã khi sắp xếp ĐVHC theo Báo cáo 219 BC BNV?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia nào dưới đây?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ khảo sát, đánh giá hiện trạng địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là gì theo Thông tư 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Điện Biên giáp với những tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hải Phòng có bao nhiêu quận huyện? TP Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị hành chính cấp xã của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Lê Nguyễn Minh Thy
25 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào