Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện được gắn tối đa mấy thẻ đầu cuối tại một thời điểm?
Thẻ đầu cuối là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là phương tiện) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự thuộc đối tượng phải thu các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
2. Chủ phương tiện là chủ sở hữu phương tiện hoặc cá nhân, tổ chức khác được chủ sở hữu phương tiện giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương tiện thuộc đối tượng phải thu các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện. Chủ phương tiện đồng thời là chủ tài khoản giao thông, chủ phương tiện thanh toán được quy định tại Nghị định này.
3. Thẻ đầu cuối là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện để giao tiếp thông tin với hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
4. Phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện bao gồm:
a) Tiền sử dụng đường bộ bao gồm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo pháp luật về giá và phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác;
b) Phí, giá, tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
5. Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ có thu tiền sử dụng đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý, các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và các dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do Bộ Giao thông vận tải quản lý;
[....]
Như vậy, thẻ đầu cuối được hiểu là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện để giao tiếp thông tin với hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện được gắn tối đa mấy thẻ đầu cuối tại một thời điểm? (Hình từ Internet)
Mỗi phương tiện được gắn tối đa mấy thẻ đầu cuối tại một thời điểm?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chung như sau:
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Bảo đảm tính minh bạch của công tác thanh toán điện tử các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
2. Bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông. Mỗi phương tiện chỉ gắn 01 thẻ đầu cuối tại một thời điểm.
3. Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của chủ phương tiện theo quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền được lựa chọn, sử dụng dịch vụ, tiện ích giá trị gia tăng của chủ phương tiện.
Như vậy, mỗi phương tiện chỉ gắn 01 thẻ đầu cuối tại một thời điểm theo quy định của pháp luật.
Thẻ đầu cuối được bảo hành trong thời gian tối thiểu bao nhiêu năm kể từ thời điểm gắn thẻ?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện như sau:
Điều 7. Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện
1. Phương tiện phải được gắn thẻ đầu cuối để mở tài khoản giao thông. Việc gắn thẻ đầu cuối và kích hoạt thẻ đầu cuối do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện phục vụ an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
3. Chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ. Thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ thời điểm gắn thẻ.
Như vậy, theo quy định, thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng (1 năm) kể từ thời điểm gắn thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?