4 xin, 4 luôn, 4 có của cán bộ công chức viên chức là gì?
4 xin, 4 luôn, 4 có của cán bộ công chức viên chức là gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 1 Quyết định 1847/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ với những nội dung sau:
[...]
4. Nội dung của văn hóa công vụ
[...]
b) Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
- Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử.
[...]
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
[...]
2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ
[...]
- Đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ:
[...]
+ Quy định trách nhiệm của lãnh đạo và cấp ủy viên các cấp trong việc tiến cử người có đức, có tài; người đứng đầu có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người thay thế mình.
+ Có cơ chế phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ.
+ Xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hoá ứng xử của cán bộ; hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc "có lên, có xuống", "có vào, có ra" trở thành bình thường trong công tác cán bộ.
[...]
Theo đó, một trong những nội dung của văn hóa công vụ về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử mà cán bộ công chức viên chức phải chấp hành đó là thực hiện "4 xin”, “4 luôn”, “4 có”, cụ thể như sau:
- “4 xin”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép.
- “4 luôn”: luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
- “4 có”: "có lên, có xuống", "có vào, có ra".
“4 xin”, “4 luôn”, “4 có” của cán bộ công chức viên chức là gì? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức có nghĩa vụ gì trong thi hành công vụ?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008, nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ đó là:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định.
Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ được xin thôi làm nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, cán bộ được xin thôi làm nhiệm vụ trong các trường hợp dưới đây:
- Không đủ sức khỏe.
- Không đủ năng lực, uy tín.
- Theo yêu cầu nhiệm vụ.
- Vì lý do khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện theo Nghị định 143?
- Có được điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong thời gian bị cấm hành nghề không?
- Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá được gia hạn trong trường hợp nào?
- Đại học quốc gia thuộc cơ quan nào? Quyết định thành lập Phân hiệu của Đại học quốc gia thuộc thẩm quyền của ai?
- Ngày Quốc tế Người khuyết tật là ngày nào? Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 có ý nghĩa gì?