Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị phạt tù không? Các yếu tố nào cấu thành tội?
Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị phạt tù không?
Căn cứ Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng:
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người nào thấy gười khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị phạt tù không? Các yếu tố nào cấu thành tội? (Hình từ Internet)
Các yếu tố nào cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng?
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là một tội độc lập được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 thuộc các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Các yếu tố cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định như sau:
[1] Chủ thể
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, chủ thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, chủ thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người có điều kiện, khả năng cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
[2] Khách thể
Mặt khách thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi đã xâm hại tới tính mạng của người khác một cách gián tiếp.
Ở đây là quyền được sống, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Người phạm tội đã không tuân thủ quy tắc xử xự được pháp luật quy định nên đã làm người khác chết.
[3] Khách quan
Mặt khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi không hành động phạm tội. Ở đây, người phạm tội đã không thực hiện hành vi cứu giúp người khác mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này do sợ bị hiểu nhầm; sợ liên quan, phiền phức; quan niệm lạc hậu dẫn đến hậu quả người không được cứu giúp chết.
Đây là tội phạm có cấu thành vật chất, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Nếu nạn nhân không chết thì không cấu thành tội phạm này, tức là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người thì mới thoả mãn dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này.
[4] Chủ quan
Mặt chủ quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp.
Các tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bao gồm:
- Phạm tội có tổ chức
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
- Phạm tội có tính chất côn đồ
- Phạm tội vì động cơ đê hèn
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác
- hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội
- Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?