Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123?
- Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
- Công tác khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai được quy định như thế nào?
Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123?
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123 như sau:
Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Buộc đăng ký đất đai;
- Buộc thực hiện thủ tục để được phê duyệt dự án chăn nuôi tập -trung có quy mô lớn;
- Buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa;
- Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê, bên thuê lại, bên nhận góp vốn, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất;
- Buộc chấm dứt hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, chuyển đổi, góp vốn, mua, bán tài sản gắn liền với đất; mua, bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;
- Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
- Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức;
- Buộc trả lại tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;
- Buộc ký lại hợp đồng thuê đất;
- Buộc phải nộp hồ sơ để làm thủ tục xin chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;
- Buộc đưa đất vào sử dụng;
- Buộc nộp hồ sơ để làm thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
- Buộc phải cung cấp, cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu.
Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
Tại Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 30. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
[...]
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
[...]
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
[...]
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đều có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Đối với chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, cấp huyện sẽ được áp dụng tất cả các biện pháp.
Riêng chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.
Công tác khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Luật Đất đai 2024 có quy định về việc khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai như sau:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
- Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
- Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.
- Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Tin học 9 năm 2024 - 2025 có đáp án tải về nhiều nhất?
- Mua bán pháo nổ bị phạt như thế nào theo Nghị định 98/2020?
- Quy trình kỹ thuật vệ sinh điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt từ 03/02/2025?
- Link vào thi Vòng Trải nghiệm Cuộc thi TOEFL Primary Challenge năm học 2024 2025 tỉnh Hải Dương?
- Hướng dẫn cách xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook nhanh nhất 2025?