Hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại TP. HCM?
- Hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại TP. HCM?
- Tổ chức tôn giáo được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được chuyển nhượng QSDĐ không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của tổ chức tôn giáo?
- Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất là ai?
Hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại TP. HCM?
Ngày 11/10/2024, Ủy ban nhân dân TP. HCM đã ban hành Quyết định 73/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại TP. HCM được quy định như sau:
[1] Hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
- Khu vực gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, thành phố Thủ Đức: không quá 5.000 m2 đất.
- Khu vực gồm các huyện Hóc Môn, quận Bình Thạnh, quận Gò vấp: không quá 3.000 m2 đất.
- Khu vực gồm các quận, huyện còn lại: không quá 1.000 m2 đất.
[2] Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có nhu cầu sử dụng đất lớn hơn quy định trên thì căn cứ theo quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xem xét quyết định diện tích đất giao cho từng trường hợp cụ thể.
Hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại TP. HCM? (Hình từ Internet)
Tổ chức tôn giáo được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được chuyển nhượng QSDĐ không?
Tại Điều 32 Luật Đất đai 2024 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất như sau:
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
1. Tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này.
2. Tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo đó, trong trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của tổ chức tôn giáo?
Tại Điều 83 Luật Đất đai 2024 có quy định về thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công như sau:
Điều 83. Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
3. Trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền thu hồi đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất là ai?
Tại Điều 6 Luật Đất đai 2024 có quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất như sau:
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; người đứng đầu của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng khác của xã, phường, thị trấn; đất tôn giáo, đất tín ngưỡng chưa giao quản lý, sử dụng.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
- Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?