Quy định kiểu chữ trong văn bản hành chính theo Nghị định 30 như thế nào?
Quy định kiểu chữ trong văn bản hành chính theo Nghị định 30 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 9. Kỹ thuật trình bày văn bản
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
Căn cứ theo Mục 1, Mục 5 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).
2. Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.
3. Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
4. Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.
5. Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.
[...]
Như vậy, đối với từng thành phần thể thức văn bản hành chính sẽ được quy định kiểu chữ khác nhau, cụ thể là:
STT | Thành phần thể thức và chi tiết trình bày | Kiểu chữ |
1 | Quốc hiệu và Tiêu ngữ | |
- Quốc hiệu | Đứng, đậm | |
- Tiêu ngữ | Đứng, đậm | |
- Dòng kẻ bên dưới | ||
2 | Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản | |
- Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp | Đứng | |
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản | Đứng, đậm | |
- Dòng kẻ bên dưới | ||
3 | Số, ký hiệu của văn bản | Đứng |
4 | Địa danh và thời gian ban hành văn bản | Nghiêng |
5 | Tên loại và trích yếu nội dung văn bản | |
a | Đối với văn bản có tên loại | |
- Tên loại văn bản | Đứng, đậm | |
- Trích yếu nội dung | Đứng, đậm | |
- Dòng kẻ bên dưới | ||
b | Đối với công văn | |
Trích yếu nội dung | Đứng | |
6 | Nội dung văn bản | Đứng |
a | Gồm phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm | |
- Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương | Đứng, đậm | |
- Tiêu đề của phần, chương | Đứng, đậm | |
- Từ “Mục” và số thứ tự | Đứng, đậm | |
- Tiêu đề của mục | Đứng, đậm | |
- Từ “Tiểu mục” và số thứ tự | Đứng, đậm | |
- Tiêu đề của tiểu mục | Đứng, đậm | |
- Điều | Đứng, đậm | |
- Khoản | Đứng | |
- Điểm | Đứng | |
b | Gồm phần, mục, khoản, điểm | |
- Từ “Phần” và số thứ tự | Đứng, đậm | |
- Tiêu đề của phần | Đứng, đậm | |
- Số thứ tự và tiêu đề của mục | Đứng, đậm | |
- Khoản: | ||
Trường hợp có tiêu đề | Đứng, đậm | |
Trường hợp không có tiêu đề | Đứng | |
- Điểm | Đứng | |
7 | Chức vụ, họ tên của người có thẩm quyền | |
- Quyền hạn của người ký | Đứng, đậm | |
- Chức vụ của người ký | Đứng, đậm | |
- Họ tên của người ký | Đứng, đậm | |
8 | Nơi nhận | |
a | Từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản | Đứng |
- Gửi một nơi | ||
- Gửi nhiều nơi | ||
b | Từ “Nơi nhận” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản | |
- Từ “Nơi nhận” | Nghiêng, đậm | |
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản | Đứng | |
9 | Phụ lục văn bản | |
- Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục | Đứng, đậm | |
- Tiêu đề của phụ lục | Đứng, đậm | |
10 | Dấu chỉ mức độ khẩn | Đứng, đậm |
11 | Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành | Đứng |
12 | Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax | Đứng |
13 | Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành | Đứng, đậm |
14 | Số trang | Đứng |
Quy định kiểu chữ trong văn bản hành chính theo Nghị định 30 như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn bản hành chính bao gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Văn bản giấy gửi đích danh đến một cá nhân trong cơ quan có cần đóng dấu công văn "ĐẾN" trên văn bản đó không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Tiếp nhận văn bản đến
1. Đối với văn bản giấy
a) Văn thư cơ quan kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), nơi gửi; đối chiếu số, ký hiệu ghi ngoài bì với số, ký hiệu của văn bản trong bì. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường, Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
b) Tất cả văn bản giấy đến (bao gồm cả văn bản có dấu chỉ độ mật) gửi cơ quan, tổ chức thuộc diện đăng ký tại Văn thư cơ quan phải được bóc bì, đóng dấu “ĐẾN”. Đối với văn bản gửi đích danh cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong cơ quan, tổ chức thì Văn thư cơ quan chuyển cho nơi nhận (không bóc bì). Những bì văn bản gửi đích danh cá nhân, nếu là văn bản liên quan đến công việc chung của cơ quan, tổ chức thì cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển lại cho Văn thư cơ quan để đăng ký.
c) Mẫu dấu “ĐẾN” được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
2. Đối với văn bản điện tử
[...]
Như vậy, văn bản giấy gửi đích danh đến một cá nhân trong cơ quan thì không phải đóng dấu công văn "ĐẾN" trên văn bản đó mà Văn thư cơ quan sẽ tiến hành chuyển cho nơi nhận (không bóc bì).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?