Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào?
- Công chức bị xử lý kỷ luật thì xếp loại như thế nào?
- Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước như thế nào?
- Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức có được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức không?
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
[...]
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó, công chức vi phạm quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Tuy nhiên, hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Lưu ý: Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào? (Hình từ Internet)
Công chức bị xử lý kỷ luật thì xếp loại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
Điều 11. Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
[...]
Theo quy định trên, công chức có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước như sau::
Điều 25. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
[...]
Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức có được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức không?
Căn cứ theo Điều 83 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
Điều 83. Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.
Như vậy, việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức sẽ được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?