Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là hành vi cấm trong công tác dân tộc?

Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là hành vi cấm trong công tác dân tộc?

Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là hành vi cấm trong công tác dân tộc?

Tại Điều 7 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 127/2024/NĐ-CP có quy định về những hành vi cấm trong công tác dân tộc như sau:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
1a. Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
2. Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

Theo đó, hành vi lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là một trong những hành vi bị cấm trong công tác dân tộc. Đây là hành vi mới được bổ sung theo Nghị định 127/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2024.

Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là hành vi cấm trong công tác dân tộc?

Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là hành vi cấm trong công tác dân tộc? (Hình từ Internet)

Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi được xem là biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ theo Nghị quyết 04?

Tại Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 04-NQ/TW năm 2016 có quy định như sau:

II- NHẬN DIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ”
[...]
3- Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hoá” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.
9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
[...]

Theo Nghị quyết 04-NQ/TW năm 2016, việc có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước là một trong những biểu hiện của việc tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.

Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc hiện nay là gì?

Tại Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP có quy định các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc hiện nay như sau:

- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Công tác dân tộc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công tác dân tộc
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong lĩnh vực công tác dân tộc là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là hành vi cấm trong công tác dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung chính sách chi thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà, động viên, gặp mặt đối với một số đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số từ ngày 1/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc điểm của người nghiện ma túy? Cách nhận biết người nghiện ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn công việc vị trí Chuyên viên về công tác dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn công việc vị trí Chuyên viên chính về công tác dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn công việc vị trí Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu đến năm 2030 về chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030 được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ chủ yếu về y tế và dân số trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công tác dân tộc
Huỳnh Minh Hân
94 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào