Việc thôi làm hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc thôi làm hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào? Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?

Việc thôi làm hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về vệc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp như sau:

Điều 11. Thôi làm hòa giải viên
1. Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng của hòa giải viên;
b) Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật này;
c) Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật này hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.
[...]

Như vậy, việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Theo nguyện vọng của hòa giải viên;

- Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013;

- Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.

Việc thôi làm hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc thôi làm hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở như sau:

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở
1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.
Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.
2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Như vậy, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định cụ thể như sau:

- Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.

Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.

- Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở.

- Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

06 nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về 06 nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau:

(1) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

(2) Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

(3) Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở 2013.

(4) Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

(5) Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

(6) Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Hòa giải viên ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hòa giải viên ở cơ sở
Hỏi đáp Pháp luật
Việc thôi làm hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của hòa giải viên ở cơ sở cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên ở cơ sở phải đạt bao nhiêu phần trăm (%) đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hòa giải viên ở cơ sở
Lê Nguyễn Minh Thy
324 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào