Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, ngành, lĩnh vực nào được tập trung phát triển trọng điểm?

Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, ngành, lĩnh vực nào được tập trung phát triển trọng điểm?

Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, ngành, lĩnh vực nào được tập trung phát triển trọng điểm?

Căn cứ theo Mục 5 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, các ngành, lĩnh vực được tập trung phát triển trọng điểm thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bao gồm:

- Nông nghiệp và nông thôn

- Y tế

- Giáo dục và Đào tạo

- Lao động, việc làm và an sinh xã hội

- Thương mại, công nghiệp và năng lượng

- Du lịch

- Tài nguyên và Môi trường

- Các ngành, lĩnh vực khác: các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, giao thông vận tải, logistics, xây dựng và bất động sản, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các ngành, lĩnh vực khác.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/10102024/quyet-dinh-411.jpg

Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, ngành, lĩnh vực nào được tập trung phát triển trọng điểm? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt bao nhiêu % GDP?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

III. MỤC TIÊU
1. Phát triển kinh tế số
[...]
b) Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.

Như vậy, mục tiêu cơ bản đến năm 2030 phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP.

Có bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm phát triển an toàn thông tin mạng và an ninh mạng?

Căn cứ theo Tiểu mục 5 Mục 4 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, có 11 nhiệm vụ trọng tâm phát triển an toàn thông tin mạng và an ninh mạng đó là:

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia theo định hướng làm chủ công nghệ, bảo vệ chủ quyền số và sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng, bảo đảm môi trường số an toàn, lành mạnh, phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

- Đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng mặc định ngay từ khâu thiết kế, xây dựng khi phát triển các hạ tầng số, nền tảng số; cung cấp dịch vụ số được bảo đảm sẵn về an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản.

- Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam; đánh giá, công bố các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng Việt Nam đáp ứng được yêu cầu và ưu tiên sử dụng.

- Phát triển nền tảng và tổ chức triển khai phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản giúp người dân phòng, tránh và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, rủi ro và sự cố mất an toàn thông tin mạng.

- Phát triển nền tảng và tổ chức triển khai dịch vụ an toàn thông tin mạng chuyên nghiệp giúp tổ chức, doanh nghiệp thực hiện mô hình bảo vệ 04 lớp.

- Xây dựng và tổ chức triển khai hệ sinh thái tín nhiệm mạng như một chỉ dẫn quan trọng, tạo niềm tin cho người dân trên môi trường số thông qua việc thực hiện đánh giá và dán nhãn tín nhiệm cho các trang, cổng thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng và các hệ thống thông tin khác đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin mạng.

- Triển khai ký số từ xa theo hướng ưu tiên phổ cập việc sử dụng chữ ký số cá nhân cho người dân một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn và có giá sử dụng chữ ký phù hợp thu nhập của người dân.

- Nghiên cứu xây dựng phát triển thị trường bảo hiểm an toàn thông tin mạng nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức phục hồi tài chính khi xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng.

- Xây dựng, trình ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Xây dựng Hệ thống định danh và xác thực điện tử trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh làm nền tảng chuyển đổi số quốc gia.

- Bảo đảm, xác thực thông tin trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối để phục vụ việc xác nhận mức độ bảo đảm, xác thực của danh tính số của người dân.

- Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào