Chất tạo bọt là gì? Sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền?

Chất tạo bọt là gì? Sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền?

Chất tạo bọt là gì?

Căn cứ theo tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 1 QCVN4-23:2011/BYT quy định như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
[...]
3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt:
3.1. Chất tạo bọt: là phụ gia thực phẩm được cho vào thực phẩm nhằm tạo ra hoặc duy trì sự phân tán đồng nhất của pha khí trong thực phẩm dạng lỏng hoặc dạng rắn.
3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined compendium of food additive specifications; Joint FAO/WHO expert committee on food additives; Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO, 2006): Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.
3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.
3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.
3.6. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm.

Theo đó, chất tạo bọt là phụ gia thực phẩm được cho vào thực phẩm nhằm tạo ra hoặc duy trì sự phân tán đồng nhất của pha khí trong thực phẩm dạng lỏng hoặc dạng rắn.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/10102024/chat-tao-bot.jpg

Chất tạo bọt là gì? Sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 1, điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
[...]
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
[...]

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
[...]

Như vậy, người có hành vi sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc tiêu hủy chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng vi phạm.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Chất tạo bọt nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường có cần ghi nhãn phụ không?

Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8. Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
[...]
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Như vậy, đối với chất tạo bọt nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường thì không phải ghi nhãn phụ.

Phụ gia thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phụ gia thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi nhãn phụ gia thực phẩm? Nội dung nào bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa?
Hỏi đáp pháp luật
Ký hiệu INS trong phụ gia thực phẩm nghĩa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất tạo bọt là gì? Sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến tôm hùm đông lạnh nhanh theo TCVN 7110:2008?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong thực phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phụ gia thực phẩm
Nguyễn Thị Kim Linh
183 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào