Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt thành tựu gì?
- Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt thành tựu gì?
- 07 bước lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ?
- Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những nguồn nào?
Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt thành tựu gì?
Ngày 07/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1117/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Tại đây.
Tại Tiểu mục 2 Mục 1 Quyết định 1117/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu đến năm 2030 của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030 bao gồm:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, bảo đảm sinh kế và cải thiện mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa.
+ Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái vùng bờ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
+ Sắp xếp, phân bố hợp lý không gian cho các ngành, lĩnh vực và giải quyết cơ bản các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường vùng bờ, góp phần đạt được các chỉ tiêu sau:
++ 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, 100% rác thải nhựa tại các bãi biểu, khu du lịch biểu và khu bảo tồn biển được thu gom và xử lý;
++ 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh và an toàn, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
+ Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển, không còn xã đặc biệt khó khăn ở vùng bờ, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả nước; bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; triển khai xây dựng công trình quốc phòng theo quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ ven biển; hợp tác quốc tế về tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường biển và hải đảo theo hướng chủ động, có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện giữa các ngành, các cấp.
+ Hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo theo phương thức quản lý tổng hợp, tạo cơ sở để 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt thành tựu gì? (Hình từ Internet)
07 bước lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT, có 07 bước lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ đó là:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ việc lập chương trình.
- Đánh giá hiện trạng vùng bờ ở khu vực lập chương trình.
- Xây dựng đề cương chương trình.
- Lấy ý kiến về đề cương chương trình.
- Xây dựng dự thảo chương trình.
- Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
- Trình thẩm định, phê duyệt chương trình.
Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT, các nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu từ các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, của các Bộ, ngành và của các Cục thống kê cấp tỉnh.
- Thông tin, dữ liệu từ các kết quả quan trắc tài nguyên, môi trường của hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của thế giới, khu vực, quốc gia, bộ, ngành và địa phương.
- Thông tin, dữ liệu do các bộ, ngành liên quan và địa phương cung cấp.
- Thông tin, dữ liệu từ kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu.
- Thông tin, dữ liệu từ ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không.
- Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?