Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên sông từ ngày 01/7/2024?

Cho tôi hỏi: Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông từ ngày 01/7/2024 là gì?- Khai thác cát phải đảm bảo nguyên tắc chung nào? Câu hỏi của anh Khải (Bình Định).

Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên sông từ ngày 01/7/2024?

Ngày 16/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.

Theo đó, từ ngày 01/7/2024, hoạt động khai thác cát sỏi trên sông phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông bao gồm khai thác cát sỏi lòng, bãi sông phải tuân thủ quy định pháp luật về khoáng sản, các pháp luật khác có liên quan, đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 53/2024/NĐ-CP và các yêu cầu sau:

+ Ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ một khoảng cách an toàn tối thiểu phù hợp với chiều rộng tự nhiên của lòng sông, đặc điểm địa hình, địa chất, mức độ ổn định của bờ sông do cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền quyết định;

+ Độ dốc đáy của tuyến khai thác tương đương độ dốc tự nhiên của đáy đoạn sông khai thác và đảm bảo không làm thay đổi đột ngột độ dốc của toàn tuyến sông; độ sâu khai thác phải phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất của đoạn sông, bảo đảm không được hình thành các hố xoáy hoặc gia tăng nguy cơ gây mất ổn định bờ sông do cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền quyết định;

+ Trường hợp đoạn sông ở khu vực trung du, miền núi bị bồi lắng theo mùa, căn cứ diễn biến của tình hình bồi lắng, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền quyết định yêu cầu cụ thể đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, bảo đảm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ sạt lở bờ, bãi sông;

+ Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi trên bãi sông thì cao độ đáy khu vực khai thác không vượt quá cao độ ứng với mực nước trung bình mùa cạn tại khu vực khai thác, trừ trường hợp kết hợp với việc khơi thông dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ của đoạn sông;

+ Vị trí, phạm vi, chiều sâu khai thác và chế độ khai thác cát, sỏi phải do cơ quan nhà nước cấp phép khai thác khoáng sản cho phép theo quy định pháp luật về khoáng sản bảo đảm không gây xói lở để bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

- Trường hợp đang khai thác mà có hiện tượng sạt lở bờ tại khu vực khai thác, thì phải tạm dừng việc khai thác, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khai thác để chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ, bãi sông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục khai thác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung vào khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác cát, sỏi trên sông theo quy định pháp luật về khoáng sản.

Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên sông từ ngày 01/7/2024?

Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên sông từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Cấp phép khai thác cát, sỏi có cần thẩm định nội dung về vị trí, phạm vi, chiều sâu khai thác và chế độ khai thác không?

Tại Điều 66 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ như sau:

Điều 66. Phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ
1. Hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, hồ, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ, hành lang bảo vệ nguồn nước không được gây sạt lở, làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này có nguy cơ gây mất ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ phải thực hiện đánh giá tác động và có phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.
Việc đánh giá tác động và thẩm định phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ được thực hiện trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nội dung đánh giá tác động và phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ là một nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Trong quá trình thực hiện việc cấp phép khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải tổ chức thẩm định nội dung về vị trí, phạm vi, chiều sâu khai thác và chế độ khai thác trước khi cấp phép bảo đảm không gây xói lở để bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
4. Sông, đoạn sông có bờ, bãi bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở phải được khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác. Việc khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác thực hiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo việc vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện; Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải rà soát, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình và chỉ đạo, giám sát các hoạt động xây dựng công trình trên sông, trong hành lang bảo vệ nguồn nước bảo đảm yêu cầu về phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, để bảo đảm không gây xói lở để bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ, trước khi cấp phép khai thác cát, sỏi thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép cần phải thẩm định nội dung về vị trí, phạm vi, chiều sâu khai thác và chế độ khai thác.

Khai thác cát phải đảm bảo nguyên tắc chung nào?

Tại Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 8 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định khai thác cát là một trong các hoạt động khai thác khoáng sản, do đó phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

- Hoạt động khoáng cát phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác cát khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Khai thác cát phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Trân trọng!

Khai thác tài nguyên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khai thác tài nguyên
Hỏi đáp Pháp luật
Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt thành tựu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước năm 2024 gồm có nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên sông từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác nước 2024? Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Mẫu báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước 2024 mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khai thác tài nguyên
Lương Thị Tâm Như
1,853 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào