Hà Nội: Nhà siêu mỏng, siêu méo có thể bị xóa sổ từ ngày 07/10/2024?

Nhà siêu mỏng, siêu méo tại TP Hà Nội có thể bị xóa sổ từ ngày 07/10/2024? Trường hợp không đủ điều kiện tồn tại thì việc hợp thửa đất được xử lý như thế nào?

Hà Nội: Nhà siêu mỏng, siêu méo có thể bị xóa sổ?

Hiện hành pháp luật không có khái niệm cụ thể về "Nhà siêu mỏng, siêu méo". Tuy nhiên có thể hiểu, nhà siêu mỏng, siêu méo dùng để chỉ những công trình xây dựng có hình dạng bất thường, thường rất hẹp và dài hoặc có nhiều góc cạnh, xây dựng trên những lô đất có diện tích nhỏ, hình dạng không đều, thường là kết quả của quá trình giải phóng mặt bằng để mở rộng đường hoặc xây dựng các công trình khác.

Tại khoản 1 Điều 15 Quy định nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 61/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội có quy định như sau:

Điều 15. Xử lý các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích quốc phòng, an ninh
1. Các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại:
a) Đối với đất ở:
- Thửa đất sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m², kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m;
- Thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định này.
b) Đối với đất khác: Thửa đất có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m².
2. Việc hợp thửa đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại:
a) Trường hợp người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp: Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
[...]

Theo đó, đối với đất ở sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m², kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m thì không đủ điều kiện tồn tại.

Thửa đất sau thu hồi sẽ không được tồn tại nếu không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

Đối với đất khác, thửa đất sau thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m2 không đủ điều kiện tồn tại.

Như vậy, từ ngày 07/10/2024, nếu nhà ở siêu mỏng, siêu méo thuộc các trường hợp trên thì có thể bị "xóa sổ".

Hà Nội: Nhà siêu mỏng, siêu méo có thể bị xóa sổ từ ngày 07/10/2024?

Hà Nội: Nhà siêu mỏng, siêu méo có thể bị xóa sổ từ ngày 07/10/2024? (Hình từ Internet)

Trường hợp không đủ điều kiện tồn tại thì việc hợp thửa đất được xử lý như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 15 Quy định nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 61/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội có quy định trường hợp không đủ điều kiện tồn tại thì việc hợp thửa đất được xử lý như sau:

(1) Trường hợp người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp: Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

(2) Trường hợp đất chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất; Làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau khi người sử dụng đất hoàn thành việc hợp thửa đất.

(3) Thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp và 90 ngày đối với đất nông nghiệp, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Thông báo thu hồi đất.

Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất quy định tại (1), (2) do xét thấy không đủ điều kiện để cho phép hợp thửa đất hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu, không thực hiện được thỏa thuận hợp thửa đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.

(4) Trường hợp Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất để xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì trình tự, thủ tục thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.

Hiện nay có những nhóm đất nào?

Tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 có quy định về phân loại đất như sau:

Điều 9. Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
[...]
4. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.
5. Chính phủ quy định chi tiết các loại đất tại Điều này.

Như vậy, hiện nay có 4 nhóm đất như sau:

- Đất nông nghiệp;

- Đất phi nông nghiệp

- Đất chưa sử dụng.

Thu hồi đất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thu hồi đất
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi người bị cưỡng chế vắng mặt khi giao quyết định hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây trồng hàng năm, mức bồi thường được tính thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ sử dụng đất không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có bị thu hồi đất hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định thu hồi đất mẫu 01d theo Nghị định 102?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định thu hồi đất theo Nghị định 102 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thu hồi đất mà người dân phải di chuyển tài sản thì Nhà nước sẽ bồi thường những chi phí gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu hồi đất
Lương Thị Tâm Như
702 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào