Chế độ ăn của phạm nhân nữ có thai gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường theo quy định mới?
Chế độ ăn của phạm nhân nữ có thai gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường theo quy định mới?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam
1. Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ; phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
[...]
Theo đó, chế độ ăn của phạm nhân nữ có thai sẽ gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường theo quy định mới so với định lượng và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ, cụ thể như sau:
+ 34kg gạo tẻ;
+ 30 kg rau xanh;
+ 02 kg thịt lợn;
+ 02 kg cá;
+ 01 kg đường;
+ 1,5 lít nước mắm;
+ 0,4 lít dầu ăn;
+ 0,2 kg bột ngọt;
+ 01 kg muối;
+ Gia vị khác: tương đương 01 kg gạo tẻ;
+ Chất đốt: tương đương 34 kg củi hoặc 30 kg than.
Đặc biệt, trong các ngày lễ, Tết, phạm nhân nữ có thai được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Chế độ ăn của phạm nhân nữ có thai gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Phạm nhân nữ có được bố trí giam giữ riêng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Điều 30. Giam giữ phạm nhân
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
[...]
Như vậy, phạm nhân nữ là một trong những đối tượng được bố trí giam giữ riêng.
Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 16. Phê duyệt và thực hiện kế hoạch tổ chức lao động hằng năm
1. Chế độ lao động cho phạm nhân
Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân.
a) Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Thời gian lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động học nghề, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật lao động, không quá 02 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và không quá 200 giờ trong 01 năm; phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ Bảy, Chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật;
b) Không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là nữ, phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần);
c) Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp là phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật, phạm nhân bị bệnh, phạm nhân đang điều trị tại bệnh xá hoặc bệnh viện, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh và được y tế của trại giam xác nhận.
[...]
Căn cứ theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
[...]
Như vậy, phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con trong thời gian 06 tháng.
Lưu ý: Nghị định 118/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024, thay thế Nghị định 133/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không sử dụng mạng xã hội để sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn từ ngày 25/12/2024 đúng không?
- Thời gian làm việc của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn TP Hà Nội?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là gì theo Hướng dẫn 28?
- Tỉnh Bắc Ninh có mấy thành phố, huyện, thị xã? Tỉnh Bắc Ninh giáp với những tỉnh nào?
- Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự như thế nào?