Phạm nhân vào tù sẽ được học rất nhiều về luật phải không?
Phạm nhân vào tù sẽ được học rất nhiều về luật phải không?
Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có quy định phạm nhân vào tù sẽ được học những nội dung về luật như sau:
Ngay sau khi được đưa đến chấp hành án phạt tù
Phạm nhân vào tù được phổ biến, học tập các nội dung sau:
- Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân;
- Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Các quy định về đồ vật được đưa vào sử dụng và đồ vật cấm đưa vào nơi chấp hành án phạt tù;
- Quy định nếp sống văn hóa, giao tiếp, ứng xử của phạm nhân;
- Các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù;
- Các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế;
- Chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân;
- Chế độ sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách báo, vui chơi giải trí;
- Gặp thân nhân, nhận, gửi thư, tiền, quà;
- Liên lạc điện thoại; một số nội dung về giá trị đạo đức, kỹ năng sống.
Sau khi biên chế về các đội (tổ)
Phạm nhân vào tù sẽ được tiếp tục phổ biến, học tập các nội dung pháp luật như sau:
- Các quy định về chính sách hình sự của Việt Nam;
- Tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện, miễn chấp hành án phạt tù;
- Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp, Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng miễn dịch ở người, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... và một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống.
Sắp chấp hành xong án phạt tù
Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù sẽ được phổ biến, học tập các nội dung về:
- Các chính sách, quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn sản xuất, kinh doanh, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm;
- Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy;
- Các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;
- Một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống;
Ngoài ra, đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì còn được học tập, phổ biến: Luật Trẻ em, Luật Thanh niên, Luật Giáo dục... và các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lứa tuổi, giới tính.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài được giáo dục, phổ biến pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến các hành vi phạm tội của phạm nhân là người nước ngoài.
Lưu ý: Ngoài chế độ được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân thì phạm nhân còn được dạy văn hóa và dạy nghề tại cơ sở giam giữ theo quy định.
Phạm nhân vào tù sẽ được học rất nhiều về luật phải không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân có được xin thêm thời gian được gặp thân nhân không?
Tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về thời gian được gặp thân nhân như sau:
Điều 52. Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định.
[...]
Như vậy, phạm nhân được phép gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp tối đa không quá 01 giờ.
Tuy nhiên phạm nhân vẫn có thể xin kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ nếu có quyết định của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định.
Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có quy định về chế độ mặc và tư trang của phạm nhân như sau:
- Phạm nhân được cấp:
02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;
02 bộ quần áo lót/năm;
02 khăn mặt/năm;
02 chiếu cá nhân/năm;
02 đôi dép/năm;
01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;
01 áo mưa nilông/năm;
04 bàn chải đánh răng/năm;
600 g kem đánh răng/năm;
3,6 kg xà phòng/năm;
800 ml dầu gội đầu/năm;
01 màn/03 năm;
01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);
01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);
Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.
- Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.
Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?