5 Dự án được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 tháng 10 năm 2024?
5 Dự án được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 tháng 10 năm 2024?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 53/2024/UBTVQH15 về Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và được thông qua ngày 26 tháng 9 năm 2024.
Tại Điều 1 Nghị quyết 53/2024/UBTVQH15 quy định các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 tháng 10 năm 2024 như sau:
STT | Tên dự án | Cơ quan trình | Cơ quan chủ trì thẩm tra | Cơ quan tham gia thẩm tra | Tiến độ trình UBTVQH |
1. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu | Chính phủ | Ủy ban Kinh tế | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
2. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia | Chính phủ | Ủy ban Tài chính, Ngân sách | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
3. | Luật Đầu tư công (sửa đổi) | Chính phủ | Ủy ban Tài chính, Ngân sách | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
4. | Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Ủy ban Tư pháp | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
5. | Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng | Chính phủ | Ủy ban Pháp luật | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
Nghị quyết 53/2024/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 9 năm 2024.
5 Dự án được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 tháng 10 năm 2024? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh:
Điều 37. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
[...]
Như vậy, hồ sơ đề nghị xây dựng luật gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị xây dựng luật trong đó phải nêu rõ:
+ Sự cần thiết ban hành luật
+ Mục đích, quan điểm xây dựng luật
+ Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật
+ Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn
+ Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua
+ Thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật
Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ bao gồm:
- Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo
- Dự thảo văn bản
- Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định
- Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có thủ tục hành chính
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý
- Tài liệu khác (nếu có)
- Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?