Bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động hành nghề luật sư?

Bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động hành nghề luật sư? Người muốn hành nghề luật sư cần đáp ứng điều kiện gì?

Bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động hành nghề luật sư?

Ngày 18/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa.

Trong đó, tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động hành nghề luật sư như sau:

- Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”.

- Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“c) Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác;”.

- Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“g) Thực hiện hoạt động dịch vụ pháp lý khác không đúng theo quy định tại Điều 30 của Luật Luật sư.”.

- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, khoản 5a, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này;”.

- Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“c) Tịch thu tang vật là giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;”.

- Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5a Điều này.”.

- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“a) Buộc nộp lại bản chính giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;”.

- Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/30092024/hanh-nghe-luat-su%20(4).jpg

Bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)

Người muốn hành nghề luật sư cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:

Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Căn cứ theo Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:

Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Như vậy, người muốn hành nghề luật sư cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Đối tượng nào không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, các đối tượng không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bao gồm:

- Không đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 gồm:

+ Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

+ Có bằng cử nhân luật.

+ Đã được đào tạo nghề luật sư.

+ Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.

+ Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

- Không thường trú tại Việt Nam.

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý.

- Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Lưu ý: Nghị định 117/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.

Vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động hành nghề luật sư?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03a2 Biên lai thu phạt vi phạm hành chính in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện giao thông vi phạm bị tạm giữ thì có thể giữ lại để sử dụng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào có thể giao xe vi phạm hành chính cho cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
133 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào