04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?

04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an? Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tử hình không?

04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?

Tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 ghi nhận về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), trong đó quy định rõ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Theo đó, lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để mưu lợi, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối rất đa dạng, được sử dụng để giấu giếm nội dung sai sự thật làm cho người khác tin, tưởng là thật mà giao tiền, các tài sản khác cho đối tượng lừa đảo.

Căn cứ vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi lừa đảo, kẻ lừa đảo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước tình hình đó, Công an đã đưa ra 04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn như sau:

Thứ nhất, phải xác minh kỹ, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng.

Thứ 2, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin.

Thứ 3, phụ huynh có thể gọi đến số điện thoại trực ban của Công an TP.HCM hoặc số điện thoại của trực ban Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, xử lý.

Thứ 4, khi nhận được thông tin người thân của mình, học sinh con em mình gặp chuyện không may, nằm viện thì cần bình tĩnh, liên hệ ngay với cơ quan, trường học... của người thân, học sinh để xác minh, kiểm tra thông tin.

Trường hợp không có căn cứ rõ ràng, người dân tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng để phòng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?

04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an? (Hình từ Internet)

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tử hình không?

Tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định của pháp luật, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân, tuy nhiên không có hình phạt tử hình. Do đó, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không bị tử hình.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu có ở tù không?

Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
[...]

Theo đó, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Tội cướp tài sản (quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội cưỡng đoạt tài sản (quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội cướp giật tài sản (quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội trộm cắp tài sản (quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng? Hành vi lừa đảo qua mạng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình báo lừa đảo qua mạng ở đâu? Lừa đảo qua mạng đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là lừa đảo qua mạng? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam chịu hình phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh báo 7 hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến phổ biến hiện nay cần chú ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Giả mạo tổ chức trại hè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tử hình không? Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có bị truy cứu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản có lấy lại được không? Người lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản sẽ bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nguyễn Thị Hiền
230 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào