Chính phủ quyết nghị về 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật theo Nghị quyết 148?
Chính phủ quyết nghị về 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật theo Nghị quyết 148?
Ngày 22/9/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.
Tại Phiên họp này, Chính phủ cho ý kiến về 03 dự án Luật, 02 đề nghị xây dựng Luật. Cụ thể:
* 03 dự án Luật gồm:
(1) Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi);
(2) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu;
(3) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia;
* 02 đề nghị xây dựng Luật gồm:
(1) Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi);
(2) Đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Chính phủ quyết nghị về 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật theo Nghị quyết 148? (Hình từ Internet)
Quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án Luật phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Tại Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2024, quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án Luật phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng kịp thời các diễn biến nhanh chóng và yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Nội dung các dự án Luật, các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật phải cụ thể hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát và lấy thực tiễn làm thước đo; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể của quan hệ pháp luật.
Các quy định của pháp luật phải tháo gỡ khó khăn, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn; các vấn đề “đã chín, đã rõ”, được thực tiễn kiểm nghiệm, đa số Nhân dân đồng tình, ủng hộ, thực hiện có hiệu quả thì quy phạm hóa thành các quy định cụ thể của dự thảo Luật, thể hiện rõ tại các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật; các vấn đề chưa ổn định, cần sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện thì giao Chính phủ quy định nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ.
- Quy định của luật phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng; thiết kế công cụ để tăng cường hậu kiểm, giám sát, kiểm soát quyền lực; không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hoặc tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
- Thực hiện nghiêm chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính đi đôi với bố trí nguồn lực hợp lý; nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.
Thủ tục hành chính phải được cắt giảm tối đa, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; áp dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, thực hiện thủ tục hành chính; không tạo môi trường nảy sinh các hiện tượng “sách nhiễu”, cơ chế “xin - cho”.
- Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng pháp luật. Các bộ, cơ quan ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật; bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng dự án luật; đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách, nội dung dự án luật; tiếp tục lấy ý kiến Nhân dân, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các cơ quan, tổ chức có liên quan và tổ chức tiếp thu đầy đủ, cầu thị các ý kiến góp ý, công khai, minh bạch việc giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.
- Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước: xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật...
- Trường hợp dự thảo Luật quy định cơ chế, chính sách mới, khác so với luật hiện hành về cùng một nội dung thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các luật đó ngay trong dự thảo Luật hoặc quy định rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật, trong đó có nguyên tắc luật được ban hành sau có hiệu lực áp dụng trong trường hợp các luật quy định khác nhau về cùng một nội dung.
Trình tự lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như thế nào?
Tại Điều 43 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Điều 43. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
[...]
2. Chính phủ xem xét, thảo luận đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Chính phủ thảo luận;
d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Theo đó, trình tự lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
- Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
- Chính phủ thảo luận;
- Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?