Đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? Cá nhân có thể thành lập Quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên?

Đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? Cá nhân có thể thành lập Quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định thế nào?

Đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? Cá nhân có thể thành lập Quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên?

Theo Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD Về việc đề nghị thẩm định dự án Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì dự án Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).

Tải Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và đào tạo:

Tại đây

Tải dự thảo Luật Nhà giáo (Lần 3)

Tại đây

Theo Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) Tại đây đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên như sau:

- Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo là quỹ không vì lợi nhuận; dùng để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; hỗ trợ nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng, tôn vinh nhà giáo.

- Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo gồm hai loại:

+ Do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động và quản lý theo quy định về quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

+ Do cơ sở giáo dục thành lập từ nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, hiến tặng hoặc kinh phí tự chủ của cơ sở giáo dục và nguồn kinh phí hợp pháp khác; hoạt động theo quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật.

Kinh phí do các tổ chức, cá nhân tài trợ, hiến tặng để lập quỹ quy định trên được tính là chi phí hợp lý và không phải chịu các loại thuế.

Theo đó, cá nhân có thể thành lập Quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên.

Đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? Cá nhân có thể thành lập Quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên?

Đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? Cá nhân có thể thành lập Quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên? (Hình từ Internet)

Chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển giáo viên (đề xuất) như thế nào?

Theo Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) Tại đây đề xuất quỹ khuyến khích, phát triển giáo viên như sau:

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; huy động các nguồn lực xã hội cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

- Có chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

- Có chính sách ưu tiên về tiền lương và đãi ngộ đối với nhà giáo; có chính sách bảo vệ an toàn cho nhà giáo về thể chất và tinh thần, về hoạt động nghề nghiệp và an sinh xã hội.

- Có chính sách bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc; tạo động lực để động viên nhà giáo nêu cao lòng tự hào, vinh dự và trách nhiệm, phát huy tốt vai trò của nhà giáo.

- Có chính sách thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt làm nhà giáo; chính sách thu hút nhà giáo về công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu.

- Có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập, nhà giáo là người dân tộc thiểu số và một số ngành nghề đặc thù.

- Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phát triển một số trường sư phạm trọng điểm.

- Có chính sách nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế về nhà giáo.

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
[...]

Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên đối với từng cấp học được quy định như sau:

- Giáo viên mầm non: bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;

- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên;

- Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Giáo viên giảng dạy trình độ đại học: Bằng thạc sĩ;

- Giáo viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Bằng tiến sĩ;

- Giáo viên dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào