Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa gồm những giấy tờ gì?
Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất 2024?
Tại Quyết định 3085/QĐ-BNN-TT năm 2024, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, kiểm tra và trả lời ngay tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ;
Bước 3: Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã:
- Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;
- Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ- CP gửi cho người sử dụng đất trồng lúa.
Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa gồm những giấy tờ gì?
Tại Mục C Phần 1 Phục lục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3085/QĐ-BNN-TT năm 2024 có quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ gồm:
Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
Tải về bản đăng ký tại đây: tải về
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:
- Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018. Cụ thể:
+ Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
+ Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
+ Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
+ Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
- Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
- Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
- Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
- Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
- Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?