Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào hương ước, quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào hương ước quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước như sau:
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hương ước, quy ước quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
b) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cộng đồng dân cư thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế theo yêu cầu tại quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, việc đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
4. Việc soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua và công nhận hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 8, 9, 10 và 11 Nghị định này.
Như vậy, theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, hương ước quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hương ước, quy ước quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP gồm:
+ Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
+ Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
- Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào hương ước, quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do ai thống nhất?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về hình thức của hương ước, quy ước như sau:
Điều 6. Hình thức của hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
3. Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
4. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.
5. Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.
Như vậy, việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định, việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
- Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
- Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 Tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 7 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- IOE điểm tối đa là bao nhiêu? Thi ioe bao nhiêu câu? Tên đăng nhập ioe là gì?
- Từ 1/1/2025, nghiêm cấm giữ phương tiện giao thông khi đã xác định người điều khiển không có lỗi?
- Năm 2025: Bộ Y tế sẽ tiến hành 30 cuộc thanh tra ở các lĩnh vực nào?
- Phương pháp xác định hàm lượng thuốc trừ sâu trong nước thải theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4583:1988?