Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do cơ quan nào quyết định?
- Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do cơ quan nào quyết định?
- Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định như thế nào?
- Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có quyền hạn gì?
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do cơ quan nào quyết định?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 17. Tổ chức của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị cử và hướng dẫn tổ chức việc bầu bổ sung thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong trường hợp khuyết, thiếu.
Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi làm thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Số lượng, tiêu chuẩn thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đối với số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định nhưng không quá 05 người.
3. Số lượng Phó Trưởng Ban do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định căn cứ vào số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng nhưng không quá 02 người.
Như vậy, theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định nhưng không quá 05 người.
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do cơ quan nào quyết định? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:
(1) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và phải phù hợp với của từng chương trình, dự án.
Kế hoạch hoạt động gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Kế hoạch hoạt động được điều chỉnh khi chương trình, dự án có sự thay đổi.
(2) Phương thức hoạt động
- Tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của công dân, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chương trình, dự án thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Chủ động thu thập, thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích, đối chiếu và tổng hợp, đánh giá tính xác thực, sự phù hợp khi thực hiện chương trình, dự án; nội dung phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về chương trình, dự án trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát trực tiếp tại nơi thực hiện chương trình, dự án. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có thể mời người có chuyên môn liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát cùng tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định.
- Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
(3) Chế độ báo cáo
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc khi có yêu cầu về kết quả giám sát các chương trình, dự án trên địa bàn.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền hạn dưới đây:
- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch có liên quan đến việc quyết định đầu tư dự án, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư gồm quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, thì ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.
- Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiến nghị của công dân.
- Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật thì phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý;
Trường hợp cần thiết thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?