Thành phần của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phải có những đại diện nào?
- Thành phần của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phải có những đại diện nào?
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm gì?
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền kiến nghị đình chỉ thực hiện đầu tư hay không?
- Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước gồm những gì?
Thành phần của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phải có những đại diện nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:
Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
...
Như vậy, theo quy định thì Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành chủ trì thành lập cho từng chương trình, dự án.
Trong đó, thành phần của Ban ít nhất là 05 người là những đại diện sau đây:
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
- Thanh tra nhân dân
- Đại diện người dân trên địa bàn.
Thành phần của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phải có những đại diện nào? (Hình từ Internet)
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:
Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
....
3. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
b) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.
Như vậy, ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra;
- Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định;
- Tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền kiến nghị đình chỉ thực hiện đầu tư hay không?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 85 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về quyền giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:
Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
...
3. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa - xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng;
b) Chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng và kiến nghị biện pháp xử lý.
Như vậy, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền kiến nghị đình chỉ thực hiện đầu tư, tuy nhiên chỉ được thực hiện khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa - xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng;
- Chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 86 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước như sau:
- Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về:
+ Chỉ giới đất đai và sử dụng đất;
+ Quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng;
+ Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
+ Đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;
+ Tiến độ, kế hoạch đầu tư;
- Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
- Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;
- Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án;
- Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất?
- 10 biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cách điền 2024?
- Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập phương tiện thiết bị dán nhãn năng lượng mới nhất 2024?
- 07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?