Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất?
Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu số 11/TNĐB ban hành theo Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT:
Tải về Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT:
Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất? (Hình từ Internet)
Ghi nhận dấu vết trên thân thể của người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về ghi nhận dấu vết trên thân thể của người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
(1) Việc ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn phải được nạn nhân đồng ý và ghi nhận tỉ mỉ; mô tả cụ thể, chi tiết trong Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn theo Mẫu số 11/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.
Đánh dấu vị trí thương tích vào Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên thân thể người bị nạn theo Mẫu số 12/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA, đặt thước tỉ lệ, chụp ảnh và lập bản ảnh dấu vết thương tích.
Lưu ý: Việc ghi nhận dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến.
Ngoài ra, trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ hoặc nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) tham gia.
(2) Nếu nạn nhân đi cấp cứu, phải thu thập giấy chứng nhận thương tích, hồ sơ bệnh án điều trị thương tích do vụ tai nạn gây ra hoặc kết quả trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể.
(3) Nếu nạn nhân không đi cấp cứu nhưng có đề nghị giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể thì phải thực hiện quy định tại (1) và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có chức năng giám định theo quy định của pháp luật.
Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người lái xe, người đi bộ và người bị nạn gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người lái xe, người đi bộ và người bị nạn bao gồm:
- Thông tin về người lái xe gồm:
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có).
+ Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (số, hạng, thời hạn, năm cấp); nơi đào tạo; nơi sát hạch; nơi cấp.
+ Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hay không:
++ Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
++ Thắt dây an toàn (đối với ô tô).
++ Đội mũ bảo hiểm (đối với mô tô, xe máy, xe đạp).
++ Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại (hoặc các thiết bị điện tử khác).
++ Hoặc các trường hợp gây mất tập trung khác.
++ Là người gây tai nạn.
+ Sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, người lái xe: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.
- Thông tin về người đi bộ gồm:
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có).
+ Đi bộ qua đường tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, đi bộ trên vỉa hè, đi bộ vào đường cấm người đi bộ, đi bộ trên phần đường dành cho xe chạy, sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng, đang dùng tay cầm và sử dụng điện thoại (hoặc các thiết bị điện tử khác); hoặc các trường hợp gây mất tập trung khác.
- Thông tin về người bị nạn gồm:
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có).
+ Là người lái xe; người trên phương tiện (hành khách, nhân viên phục vụ), người đi bộ, người có liên quan khác bị chết hoặc bị thương tích (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) trong vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?