Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TPHCM có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TPHCM có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 186/2013/NĐ-CP có quy định Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Hiện nay, Đại học quốc gia Hà Nội có 09 trường đại học thành viên bao gồm:
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Trường Đại học Ngoại ngữ
- Trường Đại học Công nghệ
- Trường Đại học Kinh tế
- Trường Đại học Giáo dục
- Trường Đại học Việt Nhật
- Trường Đại học Y dược
- Trường Đại học Luật
Đại học quốc gia TPHCM có 07 trường đại học thành viên như sau:
- Trường Đại học Bách Khoa
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Trường Đại học KHXH và Nhân văn
- Trường Đại học Quốc tế
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin
- Trường Đại học Kinh tế - Luật
- Trường Đại học An Giang
Trường Đại học Khoa học Sức khỏe (từ ngày 03/06/2024, trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM theo Quyết định 472/QĐ-TTg năm 2024)
Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TPHCM có bao nhiêu trường đại học thành viên? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TPHCM là gì?
Tại Điều 3 Nghị định 186/2013/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học Quốc gia như sau:
(1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia.
(2) Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
(3) Quản lý, điều hành, sử dụng và chia sẻ các nguồn lực, cơ sở vật chất dùng chung trong Đại học quốc gia, bảo đảm tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng Đại học quốc gia thành cơ sở giáo dục đại học từng bước đạt chuẩn quốc tế, khu vực.
(4) Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.
(5) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan theo quy định; chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở theo quy định.
(6) Được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
(7) Được thí điểm mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo đã được quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, kiểm tra.
(8) Được phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật.
(9) Được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc Đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học quốc gia.
(10) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Có mấy loại hình cơ sở giáo dục đại học Việt Nam?
Tại khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định 02 loại hình cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?