Bảng giá đất nông nghiệp Hà Nội cập nhật mới nhất năm 2024?
Bảng giá đất nông nghiệp Hà Nội cập nhật mới nhất năm 2024?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định giá đất nông nghiệp Hà Nội như sau:
(1) Giá đất nông nghiệp trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các xã thuộc các huyện:
Được xác định căn cứ mục đích sử dụng khi giao, cho thuê và được phân theo khu vực, theo vùng (vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng núi) quy định tại Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Phụ lục phân loại xã.
(2) Giá đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (trường hợp chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng khu dân cư):
Được xác định giá cao hơn, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng quy định tại Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Phụ lục phân loại xã.
(3) Giá đất nông nghiệp khác (gồm đất tại các xã ngoại thành sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa cây cảnh):
Được xác định bằng giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm của cùng khu vực, cùng vùng quy định tại Bảng 2 và Phụ lục phân loại xã.
* Bảng 1 Giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội như sau:
* Bảng 2 Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội như sau:
* Bảng 3 Giá đất nuôi trồng thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội như sau:
* Bảng 4 Giá đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội như sau:
STT | Tên khu vực | Đồng Bằng | Trung Du | Miền núi |
1 | - Toàn bộ huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. | 60 000 | 45 600 | 36 000 |
2 | - Toàn bộ huyện: Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ba Vì | 48 000 | 38 000 | 30 000 |
* Phụ lục Phân loại xã ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội như sau:
1) Huyện Gia Lâm:
- Khu vực giáp ranh quận: các xã Cổ Bi, Đông Dư, thị trấn Trâu Quỳ;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
2) Huyện Thanh Trì:
- Khu vực giáp ranh quận: các xã Hữu Hòa, Tam Hiệp, Tả Thanh Oai, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Yên Mỹ;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
3) Huyện Hoài Đức:
- Khu vực giáp ranh quận: các xã An Khánh, Di Trạch, Đông La, Kim Chung, La Phù, Vân Canh;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
4) Huyện Đan Phượng:
- Khu vực giáp ranh quận: các xã Liên Trung, Tân Lập;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
5) Huyện Thanh Oai:
- Khu vực giáp ranh quận: các xã Bích Hòa, Cao Viên, Cự Khê;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
6) Huyện Chương Mỹ:
- Khu vực giáp ranh quận: các xã Thụy Hương, Phụng Châu, thị trấn Chúc Sơn;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
7) Huyện Ba Vì:
- Miền núi: các xã Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài;
- Vùng trung du: các xã Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mĩ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
8) Huyện Mỹ Đức:
- Miền núi: xã An Phú;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
9) Huyện Quốc Oai:
- Miền núi: các xã Đông Xuân, Phú Mãn;
- Vùng trung du: các xã Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
10) Huyện Sóc Sơn:
- Vùng trung du: các xã Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
11) Thị xã Sơn Tây:
- Vùng trung du: các xã Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
12) Huyện Thạch Thất:
- Miền núi: các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình;
- Vùng trung du: các xã Bình Yên, Cần Kiệm, Cẩm Yên, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Lại Thượng, Tân Xã, Thạch Hòa;
- Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
13) Huyện Đan Phượng: vùng đồng bằng.
14) Huyện Đông Anh: vùng đồng bằng.
15) Huyện Mê Linh: vùng đồng bằng.
16) Huyện Phú Xuyên: vùng đồng bằng.
17) Huyện Phúc Thọ: vùng đồng bằng.
18) Huyện Thường Tín: vùng đồng bằng.
19) Huyện Ứng Hòa: vùng đồng bằng.
Bảng giá đất nông nghiệp Hà Nội cập nhật mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá đất nông nghiệp từ ngày 1/8/2024 là gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định 05 yếu tố ảnh hưởng đến giá đất đối với đất nông nghiệp bao gồm:
(1) Năng suất cây trồng, vật nuôi;
(2) Vị trí, đặc điểm thửa đất, khu đất: khoảng cách gần nhất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
(3) Điều kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: độ rộng, cấp đường, kết cấu mặt đường; điều kiện về địa hình;
(4) Thời hạn sử dụng đất, trừ đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất;
(5) Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
Phương thức nào là phương thức tập trung đất nông nghiệp?
Theo Điều 192 Luật Đất đai 2024 quy định việc tập trung đất nông nghiệp được thực hiện thông qua các phương thức sau:
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án dồn điền, đổi thửa
- Thuê quyền sử dụng đất
- Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?