Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã từ bao nhiêu lâu trở lên?
- Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã từ bao nhiêu lâu trở lên?
- Giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
- Những trường hợp nào thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước?
Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã từ bao nhiêu lâu trở lên?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 30. Giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước
1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
2. Nội dung quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
a) Thu thập thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
b) Cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;
c) Xác lập số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
d) Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước.
[...]
Như vậy, Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện mà không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã từ 06 tháng trở lên.
Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã từ bao nhiêu lâu trở lên? (Hình từ Internet)
Giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp nào thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước?
Theo Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định 07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
* Giấy chứng nhận căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
- Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài;
- Giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định;
- Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
* Giấy chứng nhận căn cước bị giữ trong trường hợp trong các trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù;
- Trong thời gian bị giữ giấy chứng nhận căn cước, cơ quan giữ giấy chứng nhận căn cước xem xét cho phép người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP sử dụng giấy chứng nhận căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;
- Người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được trả lại giấy chứng nhận căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?