Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước và thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận căn cước như sau:
Điều 28. Thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước và thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận căn cước
1. Thời hạn cấp lần đầu giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là không quá 15 ngày kể từ ngày thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Thời hạn cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, thời hạn cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận căn cước 2024?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước như sau:
Điều 26. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước
1. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi người đó sinh sống đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi ở hiện tại để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác thông tin người cần cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
.....
Như vậy, trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận căn cước 2024 như sau:
Bước 1: Thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi người đó sinh sống đề nghị cấp lại giấy chứng nhận căn cước cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi ở hiện tại để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 2: Đối chiếu thông tin
Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp lại giấy chứng nhận căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác thông tin người cần cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước.
- Trường hợp thông tin của người cần cấp lại giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thực hiện thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
- Trường hợp thông tin của người cần cấp lại giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đầy đủ, chính xác thì tiến hành thu nhận thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt (trừ trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là người dưới 06 tuổi).
Bước 3: Kiểm tra, ký vào Phiếu thu nhận thông tin căn cước.
Người cần cấp giấy chứng nhận căn cước kiểm tra, ký vào Phiếu thu nhận thông tin căn cước.
Bước 4: Trả kết quả
Người tiếp nhận cấp Giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước.
Trả giấy chứng nhận căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp giấy chứng nhận căn cước có yêu cầu trả giấy chứng nhận căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả giấy chứng nhận căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024?
Tại Điều 25 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì các trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
- Bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về căn cước;
- Có thông tin sai sót trên giấy chứng nhận căn cước;
- Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có yêu cầu;
- Giấy chứng nhận căn cước hết hạn sử dụng.
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch bị mất giấy chứng nhận căn cước thì được cấp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?