07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/07/2024?

07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/07/2024? Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm kể từ ngày cấp?

Giấy chứng nhận căn cước là gì?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023 có nêu rõ về giấy chứng nhận căn cước như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
12. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
..

Như vậy, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023.

07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/07/2024?

07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/07/2024? (Hình từ Internet)

07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/07/2024?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước bao gồm:

Điều 32. Các trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước
1. Giấy chứng nhận căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài;
b) Giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định;
c) Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
2. Giấy chứng nhận căn cước bị giữ trong trường hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
...

Như vậy, 07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước bao gồm:

* Giấy chứng nhận căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

- Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài;

- Giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định;

- Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.

* Giấy chứng nhận căn cước bị giữ trong trường hợp trong các trường hợp sau đây:

- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù;

- Trong thời gian bị giữ giấy chứng nhận căn cước, cơ quan giữ giấy chứng nhận căn cước xem xét cho phép người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP sử dụng giấy chứng nhận căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;

- Người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được trả lại giấy chứng nhận căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm kể từ ngày cấp?

Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước và thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận căn cước như sau:

Điều 28. Thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước và thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận căn cước
1. Thời hạn cấp lần đầu giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là không quá 15 ngày kể từ ngày thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Thời hạn cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy, giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày cấp.

Bên cạnh đó, thời hạn cấp lần đầu giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là không quá 15 ngày kể từ ngày thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thời hạn cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Giấy chứng nhận căn cước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy chứng nhận căn cước
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp được cấp đổi giấy chứng nhận căn cước từ ngày 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
07 trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/07/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết Mẫu giấy chứng nhận căn cước sẽ cấp từ 1/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy chứng nhận căn cước
Nguyễn Thị Hiền
66 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy chứng nhận căn cước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào