Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là?

Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là? Hương ước, quy ước được công nhận khi nào?

Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước nhằm mục đích sau:

- Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

- Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là?

Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là? (Hình từ Internet)

Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước:

Điều 9. Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
1. Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
[...]

Như vậy, thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.

Dự thảo hương ước, quy ước được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý.

Hương ước, quy ước được công nhận khi nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định công nhận hương ước, quy ước:

Điều 11. Công nhận hương ước, quy ước
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước.
2. Hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm vi nội dung, hình thức phù hợp với quy định tại các điều 5 và 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại các điều 4, 7, 8, 9 và 10 Nghị định này.
[...]

Như vậy, hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

[1] Phạm vi nội dung, hình thức phù hợp với quy định sau:

- Cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:

+ Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.

+ Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời; đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.

+ Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.

- Hình thức của hương ước, quy ước:

+ Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

+ Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.

[2] Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục sau:

- Nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

- Đề xuất nội dung hương ước, quy ước

- Soạn thảo nội dung hương ước, quy ước

- Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước

- Thông qua hương ước, quy ước

Hương ước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hương ước
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào hương ước, quy ước bị bãi bỏ toàn bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, tỷ lệ % đại diện các hộ gia đình tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thông qua hương ước quy ước là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cộng đồng dân cư được lựa chọn nội dung nào để đưa vào phạm vi của hương ước quy ước?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP đâu là nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, hương ước quy ước được thông qua khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, kinh phí thực hiện được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào hương ước, quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hương ước
Phan Vũ Hiền Mai
775 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hương ước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hương ước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào