Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì? Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không?

Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì? Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không? Mức phạt tiền đối với không dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy là bao nhiêu?

Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì?

Căn cứ tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chất ô nhiễm khó phân hủy được định nghĩa như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
15. Chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.
16. Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất ô nhiễm có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
17. Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi là Công ước Stockholm).
[...]

Như vậy, chất ô nhiễm khó phân hủy là chất ô nhiễm có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì? Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không?

Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì? Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy như sau:

Điều 39. Dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
1. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải thực hiện dán nhãn và công bố thông tin theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
[...]

Theo đó, phải kiểm soát nguồn phát sinh và công bố thông tin, dán nhãn, đánh giá sự phù hợp, kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của pháp luật; (căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Như vậy, căn cứ quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải thực hiện dán nhãn theo quy định như sau:

- Dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Vị trí, kích thước, màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, ngôn ngữ của nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

+ Nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, bao gồm:

++ Tên và hàm lượng chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong hàng hóa;

++ Thông tin về việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến chất ô nhiễm khó phân hủy và các thông tin khác theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải gửi thông báo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

Thực hiện việc công bố thông tin chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân.

Mức phạt tiền đối với không dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy là bao nhiêu?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm hành chính các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và hàng hóa có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy như sau:

Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
1. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy bị xử phạt như sau:
[...]
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dán nhãn và công bố thông tin hoặc dán nhãn và công bố thông tin không đúng về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định;
[...]

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
[...]
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, mức phạt tiền đối với không dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phạt vi phạm hành chính như sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Chất ô nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chất ô nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì? Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch giảm phát thải khí Mêtan đến năm 2030, nỗ lực giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải so với mức phát thải năm 2020?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chất ô nhiễm
Lê Nguyễn Minh Thy
36 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chất ô nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất ô nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào