Quy trình tổ chức chữa cháy và tham gia chữa cháy được thực hiện qua các bước nào?
Quy trình tổ chức chữa cháy và tham gia chữa cháy được thực hiện qua các bước nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
Bước 1: Thông báo cháy
Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
Bước 2: Trách nhiệm chữa cháy
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy;
- Trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
- Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
- Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
- Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.
Quy trình tổ chức chữa cháy và tham gia chữa cháy được thực hiện qua các bước nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp chữa cháy cơ bản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định biện pháp cơ bản trong chữa cháy như sau:
Điều 30. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy
1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
Như vậy, biện pháp cơ bản trong chữa cháy được quy định cụ thể sau:
- Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
- Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
- Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy theo quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy như sau:
Điều 23. Thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy
[...]
2. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
a) Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC20); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
b) Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
Như vậy, thủ tục huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy được quy định như sau:
- Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy;
+ Trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản.
+ Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
- Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ thể danh tính điện tử cần kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia trong vòng bao nhiêu ngày?
- Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 như thế nào?
- Người lao động bị thiệt hại về tài sản do lũ có được Công đoàn hỗ trợ không?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua những phương thức nào?
- Thu hồi nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện trong trường hợp nào?