Nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm như thế nào theo quy định pháp luật?
Nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm như thế nào?
Nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
- Năng lực kỹ thuật, tài chính, khả năng thu xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí;
- Kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí (trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh);
+ Các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đã và đang thực hiện (nếu có);
Lưu ý:
Ngoài, tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm, việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng tiêu chí khác như sau:
- Tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí bao gồm:
+ Cam kết công việc tối thiểu (thu nổ mới, tái xử lý tài liệu địa chấn, số lượng giếng khoan);
+ Cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác;
+ Phương án triển khai và công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide;
- Tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí bao gồm:
+ Các mức thuế phù hợp với pháp luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao; tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà; tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng);
+ Tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu; tỷ lệ thu hồi chi phí;
+ Cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu; cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí).
Nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tổ chức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí như thế nào?
Tổ chức có thẩm quyền tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu ký theo quy định tại Điều 24 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Điều 24. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Thông báo mời thầu hoặc chào thầu cạnh tranh; phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu; tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất;
c) Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu để Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí, tổ chức đàm phán và hoàn thiện nội dung hợp đồng dầu khí, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ ký kết hợp đồng dầu khí.
2. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí.
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí như sau:
- Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Thông báo mời thầu hoặc chào thầu cạnh tranh; phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu; tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất;
- Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu để Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí, tổ chức đàm phán và hoàn thiện nội dung hợp đồng dầu khí, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ ký kết hợp đồng dầu khí.
Nội dung thẩm định hợp đồng dầu khí bao gồm những gì?
Nội dung thẩm định hợp đồng dầu khí được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Dầu khí 2022 cụ thể như sau:
+ Tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí;
+ Tính hợp lý của kết quả đàm phán hợp đồng dầu khí;
+ Sự phù hợp của dự thảo hợp đồng dầu khí với kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, các quy định của pháp luật có liên quan.
- Phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở để nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí và thay cho phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án dầu khí theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và Luật Đầu tư công 2019.
Mặt khác, hoạt động phê duyệt hợp đồng dầu khí được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Dầu khí 2022 như sau:
- Sau khi hoàn thành đàm phán hợp đồng dầu khí, trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt:
+ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương tiến hành thẩm định;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí trước khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký kết hợp đồng dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?