Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đàm phán hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định nội dung hợp đồng dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Hồ sơ bao gồm:
...
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng dầu khí.
Theo đó, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu đàm phán hợp đồng dầu khí;
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đàm phán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí để thẩm định;
- Bước 3: Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu thì Bộ Công thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Bước 4: Các bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ lấy ý kiến;
- Bước 5: Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định nội dung hợp đồng dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Bước 6: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng dầu khí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ.
Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi nào thì kết thúc hiệu lực của hợp đồng dầu khí?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Dầu khí 2022 quy định về chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí như sau:
Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí
1. Hợp đồng dầu khí chấm dứt hiệu lực theo quy định tại hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn hợp đồng dầu khí nhưng không được gia hạn theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 31 của Luật này.
2. Hợp đồng dầu khí kết thúc trước thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng với điều kiện nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và phải thông báo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước 06 tháng so với thời điểm đề xuất chấm dứt hợp đồng dầu khí trước thời hạn.
Theo đó, hợp đồng dầu khí sẽ chấm dứt hiệu lực khi:
- Chấm dứt theo quy định của hợp đồng dầu khí;
- Kết thúc thời hạn hợp đồng dầu khí nhưng không được gia hạn;
- Kết thúc trước thời hạn theo thỏa thuận của các bên khi nhà thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và thông báo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước 06 tháng so với thời điểm đề xuất chấm dứt hợp đồng dầu khí.
Thời hạn của hợp đồng dầu khí quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Dầu khí 2022 quy định về thời hạn hợp đồng dầu khí như sau:
Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, thời hạn của hợp đồng dầu khí sẽ là 30 năm trong trường hợp điều kiện thông thường (trong đó thời hạn cho giai đoạn tìm kiếm, thăm dò dầu khí sẽ không quá 05 năm)
Ngoài ra, lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt thì thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm (trong đó thời hạn cho giai đoạn tìm kiếm, thăm dò dầu khí sẽ không quá 10 năm)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?