Từ 1/1/2025, không bắt buộc đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ trong trường hợp nào?

Từ 1/1/2025, không bắt buộc đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ trong trường hợp nào? Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định cụ thể ra sao theo quy định mới?

Từ 1/1/2025, không bắt buộc đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:

Điều 11. Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
[...]
2. Trường hợp có tuyến, đoạn tuyến đường bộ đi trùng nhau thì sử dụng tên, số hiệu đường bộ thuộc cấp quản lý cao hơn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Không bắt buộc đặt tên, số hiệu đường bộ đối với đường xã, đường thôn, đường nội bộ, đường chuyên dùng; không bắt buộc đổi tên, số hiệu đường bộ trong trường hợp đường đó đi qua địa bàn được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, từ 1/1/2025, không bắt buộc đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ trong trường hợp sau đây:

- Không bắt buộc đặt tên, số hiệu đường bộ đối với: đường xã, đường thôn, đường nội bộ, đường chuyên dùng.

- Không bắt buộc đổi tên, số hiệu đường bộ trong trường hợp: đường đó đi qua địa bàn được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.

Từ 1/1/2025, không bắt buộc đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ trong trường hợp nào?

Từ 1/1/2025, không bắt buộc đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định cụ thể ra sao theo quy định mới?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:

Điều 11. Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
1. Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác;
b) Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ quốc tế thực hiện theo điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường bộ trong nước và tên, số hiệu đường bộ quốc tế.
[...]

Như vậy, việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định như sau:

- Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán.

Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác;

- Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ quốc tế thực hiện theo điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan.

Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường bộ trong nước và tên, số hiệu đường bộ quốc tế.

Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 9 Luật Đường bộ 2024 quy định về phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ cụ thể như sau:

(1) Đường chính là đường phục vụ giao thông chủ yếu trong khu vực, kết nối giao thông các khu vực, vùng.

(2) Đường nhánh là đường nối vào đường chính, có chức năng kết nối giao thông các khu vực hai bên đường chính; kết nối giao thông từ đường gom vào đường chính thông qua nút giao.

(3) Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Đường gom có thể là đường bên theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Đường bộ 2024

(4) Đường bên là đường được xây dựng bên cạnh các đoạn đường chính để ngăn cách giao thông khu vực hai bên đường với đường chính. Đường bên được tách khỏi đường chính hoặc ngăn cách với đường chính bằng dải phân cách, tường bảo vệ, rào chắn.

(5) Đường dành cho giao thông công cộng là đường phục vụ cho tất cả mọi người, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(6) Đường nội bộ là đường trong phạm vi khu chung cư, đô thị, công nghiệp, kinh tế, thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và chỉ phục vụ các đối tượng được phép vào, ra bên trong phạm vi các khu vực quy định tại khoản này.

(7) Đường dành riêng cho người đi bộ, người đi xe đạp và các đường khác.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào