Nghỉ thai sản có tính thứ 7 chủ nhật, ngày lễ Tết không?
Nghỉ thai sản có tính thứ 7 chủ nhật, ngày lễ Tết không?
Tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian nghỉ thai sản như sau:
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
[...]
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) có quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
Điều 53. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
[...]
2. Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
d) Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
[...]
9. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, trường hợp nghỉ thai sản sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Tóm lại, nghỉ thai sản thì vẫn tính thứ 7 chủ nhật (nếu thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động), ngày lễ Tết (áp dụng cho cả lao động nam nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh).
Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Nghỉ thai sản có tính thứ 7 chủ nhật, ngày lễ Tết không? (Hình từ Internet)
Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng trợ cấp thai sản?
Tại Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản như sau:
Điều 94. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản
1. Đối tượng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ sinh con;
b) Lao động nam có vợ sinh con.
2. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.
3. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng trợ cấp thai sản.
4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện và vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chỉ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc.
[...]
Như vậy, lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con nếu đóng BHXH tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng trợ cấp thai sản.
Lưu ý: Quy định này áp dụng từ ngày 01/01/2025.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện gồm có gì?
Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện gồm có:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Trường hợp thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ hoặc con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là một trong các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể hiện thông tin con chết;
+ Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của lao động nữ sinh con có thể hiện thông tin con chết;
+ Bản sao giấy báo tử của con;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp con chết trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tự ý ghi hình người khác đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Khi lấy lời khai người bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải thông báo cho những ai?
- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được sử dụng nhà ở phục vụ vào mục đích gì?
- Danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cập nhật mới nhất năm 2024?
- Thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?