Đề xuất người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và bảo lưu thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm?
Đề xuất người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và bảo lưu thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm?
Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật sửa đổi một số điều của các Luật của Bộ Tài chính.
Căn cứ Tờ trình Đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia Tải về:
[...]
2.2. Chính sách 2. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kể toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật.
a) Xác định vấn đề:
[...]
- Về trách nhiệm người đứng đầu
+ Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sử dụng thuật ngữ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu. Luật Lao động sử dụng thuật ngữ người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân và người được ủy quyền theo quy định pháp luật. Như vậy trong khu vực công không có quy định về người đại diện theo pháp luật.
+ Luật kế toán 2015 chỉ quy định các nội dung liên quan đến người đại diện theo pháp luật. Vì vậy một số ý kiến cho rằng các quy định này không áp dụng cho các đơn vị thuộc khu vực công.
+ Thời gian gần đây, nhiều vụ án kinh tế đã cho thấy nhiều người đứng đầu đơn vị thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay đã có nhiều ý kiến phản ánh vướng mắc, cần được bổ sung để phù hợp với pháp luật hiện nay.
- Về quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
Hiện nay nhiều người làm công tác kế toán vi phạm pháp luật thụ động do phải chấp hành mệnh lệnh của lãnh đạo trong khi Luật chưa có quy định về việc người làm kế toán khi được quyền báo cáo và bảo lưu ý kiến của mình để phòng tránh rủi ro nghề nghiệp.
[...]
c) Các giải pháp đề xuất:
Giải pháp 1: Nhóm giải pháp về sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán:
[...]
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 51 về Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
“2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán; Có quyền bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể kiểm chứng được. Trường hợp người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và đã bảo lưu ý kiến của mình thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm khi chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên”.
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định hiện nay
[...]
Như vậy, nhằm giải quyết vấn đề nhiều người làm công tác kế toán vi phạm pháp luật thụ động do phải chấp hành mệnh lệnh của lãnh đạo trong khi Luật chưa có quy định về việc người làm kế toán khi được quyền báo cáo và bảo lưu ý kiến của mình để phòng tránh rủi ro nghề nghiệp, đề xuất:
Giải pháp 1: Nhóm giải pháp về sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán:
- Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán; Có quyền bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể kiểm chứng được.
- Trường hợp người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và đã bảo lưu ý kiến của mình thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm khi chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên”
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định hiện nay.
Đề xuất người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và bảo lưu thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên muốn hành nghề dịch vụ kế toán cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ quy định Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định thì kiểm toán viên nếu có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định thì có thể đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. Đồng thời, kiểm toán viên cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán?
Theo Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán như sau:
(1) Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
(2) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
(3) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
(4) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ theo quy định:
- Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
- Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
(5) Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
(6) Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật Kế toán 2015.
(7) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
(8) Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện dưới đây:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
(9) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
(10) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
(11) Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện theo quy định.
(12) Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
(13) Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
(14) Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
(15) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?