08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?

08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030? Thành phố trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?

08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?

Ngày 22/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 là danh mục đô thị trực thuộc trung ương, tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị loại 1, 2, 3. Cụ thể:

Như vậy, 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại 1).

08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?

08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Thành phố trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?

Việc xác định thành phố trực thuộc Trung ương được căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH1 và khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận
4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Như vậy, thành phố trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có quy định tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như sau:

- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.

- Số đơn vị hành chính trực thuộc:

+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

+ Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;

+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

+ Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Yếu tố đặc thù: dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

Thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đối với Thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục sang tên xe cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại Thành phố trực thuộc trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030: Tỉnh Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành phố trực thuộc trung ương
Nguyễn Thị Hiền
312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành phố trực thuộc trung ương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành phố trực thuộc trung ương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào