Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
- Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
- Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương gồm những gì?
- Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm những gì?
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
Thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền nhà nước ở trung ương tương đương với cấp tỉnh và có các đơn vị trực thuộc là các quận, huyện, thị xã.
Thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại 1, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia.
Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa.
Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Bao gồm:
- Hà Nội
- Thành phố Hồ Chí Minh
- Hải Phòng
- Đà Nẵng
- Cần Thơ.
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?(Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 4, khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Như vậy, tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
- Đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
+ Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 bị thay thế bởi khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.
Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 bị thay thế bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Theo đó tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm có:
- Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;
- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
- Tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
- tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?