Từ 03/7/2024, cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng?

Từ 03/7/2024, cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng? Đối tượng mua bán trực tiếp điện năng lượng là ai?

Từ 03/7/2024, cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về việc cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng từ ngày 03/7/2024 được thực hiện thông qua 02 hình thức như sau:

- Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP.

- Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương 3 Nghị định 80/2024/NĐ-CP bao gồm:

+ Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

+ Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;

+ Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 80/2024/NĐ-CP và khoản 12 Điều 3 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định thì điện năng được áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp bao gồm điện được sản xuất từ năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, các dạng năng lượng tái tạo khác và hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Khách hàng sử dụng điện lớn được hiểu bao gồm các khách hàng mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác với sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh/tháng trở lên.

Khi áp dụng hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, đơn vị phát điện và khách hàng được tự thỏa thuận về giá bán điện.

Từ 3/7/2024, cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng?

Từ 03/7/2024, cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng? (Hình từ Internet)

Đối tượng mua bán trực tiếp điện năng lượng là ai?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định đối tượng mua bán trực tiếp điện năng lượng cụ thể sau đây:

[1] Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng bao gồm:

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;

- Khách hàng sử dụng điện lớn.

[2] Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia bao gồm:

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đầu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên;

- Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).

[3] Các đối tượng khác:

- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;

- Đơn vị truyền tải điện;

- Tổng công ty Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (sau đây viết tắt là Tổng công ty Điện lực) và các Đơn vị bán lẻ điện khác:

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Nguyên tắc mua bán trực tiếp điện năng lượng qua Đường dây kết nối riêng như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc mua bán trực tiếp điện năng lượng qua Đường dây kết nối riêng như sau:

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn quy định tại Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP thực hiện mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng theo các nguyên tắc sau đây:

+ Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Điện lực 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chính sau:

++ Chủ thể hợp đồng;

++ Mục đích sử dụng;

++ Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;

++ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

++ Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;

++ Điều kiện chấm dứt hợp đồng;

++ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

++ Thời hạn của hợp đồng;

++ Trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành Đường dây kết nối riêng;

++ Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận;

+ Giá bán điện do hai bên thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP.

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện dư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) theo quy định.

- Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, Khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực) theo quy định.

- Trường hợp Đơn vị điện lực vừa thực hiện chức năng phát điện và chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện tại chỗ khác để bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện trong các mô hình khu, cụm, giá bán lẻ điện cho khách hàng được thực hiện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.

Mua bán điện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua bán điện
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng mới nhất được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 03/7/2024, cho phép mua bán trực tiếp điện năng lượng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt điện?
Hỏi đáp pháp luật
Giá thị trường điện toàn phần áp dụng cho đơn vị phát điện được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt áp dụng từ ngày 16/10/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công thương ban hành hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí ngừng và cấp điện trở lại của hộ sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc mua bán điện với nước ngoài được quy định như thế nào? Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua bán điện
Phan Vũ Hiền Mai
144 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mua bán điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào