Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị công khai ở đâu?
Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị công khai ở đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 35. Đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm phát hiện và đôn đốc bằng văn bản.
Khi phát hiện người sử dụng lao động chậm đóng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật này hoặc trốn đóng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kịp thời đôn đốc bằng văn bản.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị công khai ở đâu? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
[...]
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.
[...]
Như vậy, người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân, Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền khi trốn đóng từ 30 ngày trở lên.
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi sau:
- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
- Hành vi khác theo quy định của luật.
Lưu ý, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?