Đáp án tuần 3 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024?
- Đáp án tuần 3 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024?
- Nhiệm vụ trọng tâm về phát triển hạ tầng số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
- Quan điểm về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 như thế nào?
Đáp án tuần 3 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024?
Ngày 27/5/2024, Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024 được phát động, tổ chức trong phạm vi toàn tỉnh Đắk Lắk. Tải về
Tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024 bắt đầu từ 8:00 từ ngày 19/8/2024 đến 17:00 ngày 23/8/2024.
Dưới đây là đáp án tuần 3 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024:
Câu 1: Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội số đến năm 2030, tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%
Câu 2: Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế số và xã hội số ngành Y tế là: Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng quản lý xét nghiệm thống nhất trên toàn quốc. Các kết quả xét nghiệm trong hồ sơ bệnh án điện tử được công nhận lẫn nhau
Câu 3: Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có 04 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế số và xã hội số ngành Tài nguyên và Môi trường.
Câu 4: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 gồm 12 vấn đề cơ bản
Câu 5: Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 nhiệm vụ trọng tâm về dữ liệu số trong phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số
Câu 6: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm bao 50 nước dẫn đầu về chỉ số tham gia điện tử
Câu 7: Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mục tiêu phát triển chính quyền số tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định
Câu 8: Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có 08 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế số và xã hội số ngành Thương mại
Câu 9: Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nội dung phát triển thương mại điện tử là: Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.
Câu 10: Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội số đến năm 2030, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%
* Đáp án tuần 3 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 3 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ trọng tâm về phát triển hạ tầng số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 quy định nhiệm vụ trọng tâm về phát triển hạ tầng số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
[1] Hạ tầng mạng
- Phát triển và vận hành hạ tầng mạng chuyên dùng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối 04 cấp hành chính từ trung ương đến cấp xã trên cơ sở Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng của các bộ, ngành, địa phương, mạng Internet băng rộng để phục vụ Chính phủ số;
- Triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm năng lực, an toàn thông tin cho Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước làm hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính phủ số.
[2] Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ
- Hệ sinh thái đám mây phục vụ Chính phủ số gồm Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC), đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC) và đám mây của các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Chính phủ số (EGC);
- Xây dựng Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) thống nhất trên cơ sở quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC) nhằm tạo môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ dùng chung cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc được linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng; kết nối, khai thác hiệu quả các hệ thống đám mây của doanh nghiệp (EGC) để cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho Chính phủ số.
Quan điểm về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 quy định quan điểm về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
[1] Phát triển Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.
[2] Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
[3] Định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội.
[4] Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu.
[5] Nền tảng là giải pháp đột phá. Kết hợp mô hình triển khai tập trung và phân tán, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc của các bộ, ngành, địa phương.
Phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt các cấp hành chính để có thể sử dụng tại mọi nơi. Các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ quy mô quốc gia phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung.
[6] Thị trường trong nước nuôi dưỡng, phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam, từ đó vươn ra khu vực và thế giới.
Chính phủ chủ động điều phối, quy hoạch, triển khai các hoạt động mang tính định hướng, kiến tạo thị trường nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, vừa phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Đa dạng về quy mô, hướng tới làm chủ, phát triển các công nghệ lõi, nền tảng mở phục vụ Chính phủ số, hình thành hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ Make in Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?