Có phải đồng phục học sinh là quần tây, áo sơ mi trắng? Nguyên tắc mặc đồng phục học sinh là gì?

Có phải đồng phục học sinh là quần tây, áo sơ mi trắng? Nguyên tắc mặc đồng phục học sinh hiện nay được quy định như thế nào?

Có phải đồng phục học sinh là quần tây, áo sơ mi trắng?

Tại Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về đồng phục, lễ phục đối với học sinh, sinh viên như sau:

Điều 2. Đồng phục, lễ phục
1. Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.
Đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
2. Lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có).

Đồng thời tại Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT cũng có quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông đối với đồng phục học sinh như sau:

Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.

Theo đó, đồng phục học sinh bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.

Bên cạnh đó, tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.

Như vậy, đồng phục học sinh ở các trường có thể không phải là quần tây, áo sơ mi trắng. Hiệu trưởng nhà trường sẽ quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc đối với học sinh của trường.

Có phải đồng phục học sinh là quần tây, áo sơ mi trắng? Nguyên tắc mặc đồng phục học sinh là gì?

Có phải đồng phục học sinh là quần tây, áo sơ mi trắng? Nguyên tắc mặc đồng phục học sinh là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc mặc đồng phục học sinh là gì?

Tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc mặc đồng phục học sinh như sau:

- Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.

- Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.

- Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.

- Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục phải đảm bảo quy định, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.

- Khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.

Chính sách phát triển giáo dục của nước ta hiện nay là gì?

Tại Điều 4 Luật Giáo dục 2019 có quy định về chính sách phát triển giáo dục. Theo đó:

- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

- Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp tỉnh năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 9 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Khi đại dương bị khai thác quá mức dài 800 từ?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò chọn lọc, hay nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Cơn bão rác thải đổ vào đại dương dài 800 từ hay, ý nghĩa nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách trình bày thư UPU lần thứ 54 hay, sáng tạo, đúng thể lệ, chủ đề 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi ở trường học hay, ngắn gọn 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận về ô nhiễm môi trường ngắn gọn, hay nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quy trình tuyển sinh THPT, THCS từ 14/02/2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương trong cuộc sống ý nghĩa 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Huỳnh Minh Hân
833 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào